Thủ Thuật Hướng dẫn Mẹo mang giày the thao không đau chân 2022
Dương Phúc Thịnh đang tìm kiếm từ khóa Mẹo mang giày the thao không đau chân được Cập Nhật vào lúc : 2022-04-03 01:53:06 . Với phương châm chia sẻ Bí kíp về trong nội dung bài viết một cách Chi Tiết Mới Nhất. Nếu sau khi Read tài liệu vẫn ko hiểu thì hoàn toàn có thể lại Comment ở cuối bài để Admin lý giải và hướng dẫn lại nha.Đi giày bị đau ngón chân là tình trạng thường gặp do mang giày quá chật, mũi giày cứng… Tùy theo mức độ tổn thương, cơn đau thường âm ỉ hoặc đau nhói, đặc biệt là khi tiếp tục mang giày và đi lại. Đôi khi tại vị trí tổn thương sẽ có biểu hiện phồng rộp, bong tróc và tổn thương da. Để giảm đau và phòng ngừa, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản trong bài viết.
tin tức cơ bản về nguyên nhân đi giày bị đau ngón chân, cách giảm đau và phòng ngừaĐi giày bị đau ngón chân là một tình trạng khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc đi lại và các hoạt động đang thực hiện. Tình trạng này xảy ra khi các ngón chân hoặc mu bàn chân bị chèn ép, thường do mang giày quá chật, mũi giày cứng hoặc nhọn đầu…
Thông thường những tổn thương và sự chèn ép các xương do mang giày sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức và tê ở các đầu ngón chân. Đôi khi ngón chân sẽ có biểu hiện sưng đỏ, ấm/ nóng khi sờ, da phồng rộp và bong tróc ở những trường hợp nặng.
Để giảm đau, người bệnh cần sử dụng dép hoặc những đôi giày để lộ các ngón chân, để chân nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều và nên sử dụng nhiệt.
Đau đầu ngón chân hoặc toàn bộ ngón chân là triệu chứng phổ biến khi đi giày không phù hợp. Đặc điểm đau như sau:
- Đau các ngón chân cùng bên, đau nhiều hơn ở ngón chân cái và ngón chân útĐau âm ỉ khi ngồi hoặc đứngĐau nhói khi tiếp tục mang giày và đi lại hoặc khi ấn vàoCơn đau giảm nhẹ khi đi chân trần, mang dép hoặc mang những đôi giày để lộ ngón chân
Những triệu chứng đi kèm:
- Tê ngón chân và mu bàn chânNgón chân sưng và ửng đỏDa phồng rộp, đôi khi bong tróc gây đau rátVùng da tổn thương thường ấm/ nóng khi sờ
Đau ngón chân khi đi giày thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Giày quá chậtDáng giày không phù hợp với bàn chân, cụ thể như mũi giày quá nhọnMũi giày được làm từ chất liệu cứng và khô rápMang giày cao gót làm tăng áp lực lên các ngón chân
Đi giày bị đau ngón chân không phải là tình trạng nguy hiểm và thường được khắc phục nhanh bằng những biện pháp thông thường. Những biện pháp thường được áp dụng gồm:
Nếu cảm thấy đau hoặc không thoải mái ở các ngón chân, bạn nên cởi giày. Sau đó thay thế bằng dép hoặc những đôi giày thích hợp hơn, mũi giày để lộ các ngón chân. Điều này giúp giải tỏa áp lực và sự chèn ép của giày lên các ngón chân.
- Nghỉ ngơi và nâng cao chân
Đối với trường hợp đi giày bị đau ngón chân kèm theo sưng do bị thương, người bệnh nên để chân nghỉ ngơi và thư giãn. Biện pháp này giúp giảm áp lực lên chân và ngón chân, hạn chế sưng và đau tiến triển.
Để nghỉ ngơi đúng cách, người bệnh nên nằm thẳng và nâng chân tổn thương cao hơn tim. Ngoài ra bạn cần hạn chế đi lại nhiều, thực hiện những động tác mạnh làm ảnh hưởng đến ngón chân. Đồng thời tránh việc tiếp tục mang đôi giày khiến ngón chân bị tổn thương.
Nghỉ ngơi và nâng cao chân cao hơn tim giúp giảm áp lực lên chân và các ngón chân, hạn chế sưng và đau tiến triển- Chườm đá lên ngón chân
Để giảm đau và sưng ngón chân do đi giày không phù hợp, người bệnh có thể sử dụng một túi vải hoặc túi nhựa nhỏ chứa đầy đá lạnh áp lên khu vực bị tổn thương. Biện pháp này giúp tăng tốc độ hồi phục, giảm đau, sưng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm khớp.
Biện pháp chườm đá nên được thực hiện 3 – 4 lần/ ngày, 15 – 20 phút mỗi lần để sớm cải thiện tình trạng.
- Ngâm chân với nước muối Epsom
Những người đi giày bị đau ngón chân cho biết, họ có cảm giác dễ chịu hơn sau khi ngâm chân với nước muối Epsom (muối hạt to). Bởi trong loại muối này chứa một lượng magie, chúng có thể làm dịu cơn đau hiệu quả.
Để ngâm chân với nước muối Epsom, người bệnh cần chuẩn bị một chậu hoặc một bồn nước tắm, sau đó cho một nắm muối vào nước và khuấy cho tan. Thực hiện ngâm chân với nước muối trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.
- Massage chân và bàn chân
Những động tác massage có thể làm dịu nhanh cơn đau ở các ngón chân do đi giày không phù hợp. Biện pháp này có tác dụng thư giãn xương, khớp và các mô mềm, tăng lưu thông máu, giảm tê bì, giảm đau nhức bàn chân và ngón chân.
Ngoài ra lực tác động từ những động tác massage còn giúp giảm độ cứng cho các khớp, hạn chế căng cơ, giãn dây chằng. Đồng thời giúp các ngón chân chuyển động linh hoạt hơn.
Massage chân và bàn chân có tác dụng giảm đau, thư giãn xương, khớp và các mô mềm, tăng lưu thông máuThành phần Curcumin trong củ nghệ là một hoạt chất chống viêm. Hoạt chất này có tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm, chống oxy hóa, giảm đau và sưng khớp ở ngón chân.
Để dùng nghệ giảm đau đúng cách, người bệnh khuấy đều một muỗng bột nghệ với một ít nước tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó bôi đều lên các ngón chân. Ngoài ra người bệnh cũng có thể đun sôi 3 – 5 lát nghệ tươi với 1 lít nước, để nguội bớt, sau đó ngâm chân trong 15 phút trước khi đi ngủ.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Acetaminophen (Tylenol) và Ibuprofen là những loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến. Acetaminophen có tác dụng giảm sưng và đau nhẹ, phù hợp với những bệnh nhân có tổn thương không nghiêm trọng. Ibuprofen có tác dụng giảm đau ở mức trung bình và điều trị viêm, phù hợp với những bệnh nhân có tổn thương và đau nhiều hơn.
Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này. Điều này giúp dùng thuốc đúng liều, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
- Thuốc bôi ngoài (thuốc không kê đơn)
Nếu đi giày bị đau ngón chân kèm theo sưng tấy, phồng rộp hoặc bong tróc da, người bệnh có thể lựa chọn một số loại thuốc bôi ngoài như kem bôi chứa kẽm, thuốc ức chế calcineurin… Những loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, chống viêm và tạo hàng rào bảo vệ da.
- Liều dùng khuyến cáo: 2 – 3 lần/ ngày hoặc dùng theo hướng dẫn.
Để phòng ngừa đi giày bị đau ngón chân, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản và dễ thực hiện dưới đây:
Người bệnh cần cân nhắc đổi giày khi đôi giày đang mang không phù hợp, quá cao, quá chật hoặc có mũi giày chèn ép vào các ngón chân. Điều này giúp hạn chế tăng áp lực lên bàn chân, ngón chân và phòng ngừa đau nhức.
Để không bị đau, bạn cần đảm bảo lựa chọn giày thoải mái, vừa vặn với chân, mũi giày không quá nhọn và không làm bằng chất liệu khô ráp. Nếu công việc cần đi nhiều, bạn nên chọn đôi giày có đế thấp hoặc đế bằng, mềm hoặc để lộ các ngón chân.
Nếu thường xuyên bị đau, tê ngón chân và lòng bàn chân do mang giày, bạn cần xem xét sử dụng miếng lót giày. Thông thường miếng lót giày có chất liệu giống keo, mỏng, được dán bên trong giày để hạn chế đau khi đi đường.
- Dán chất keo cá nhân lên các khớp ngón chân
Nếu thường xuyên phải mang giày bít đầu, người bệnh có thể dùng chất keo cá nhân quấn quanh các khớp ngón chân. Điều này tương tự như một miếng đệm lót, giúp hạn chế va chạm và đau các khớp ngón chân.
Dán chất keo cá nhân lên các khớp ngón chân giúp hạn chế va chạm và đau các khớp ngón chân khi mang giàySử dụng khoai tây đặt vào giày và để qua đêm là một mẹo nới rộng giày hiệu quả. Điều này giúp hạn chế đau ngón chân khi mang những đôi giày có kích thước bé hơn so với bàn chân. Khi thực hiện, bạn cần lựa chọn và sử dụng những củ khoai tây có kích thước phù hợp.
- Sử dụng rượu và giấy
Sử dụng rượu và giấy là cách giúp giày mềm, dễ mang và hạn chế đau chân. Cụ thể, bạn cần dùng một ít rượu trắng xịt vào bên trong bề mặt giày, đặc biệt là những vị trí bị chật và dễ gây đau ngón chân. Sau đó cuộn tròn giấy vệ sinh, đặt vào giày và để qua đêm.
- Dùng khuôn giữ dáng giày
Trước khi mang giày, bạn có thể sử dụng khuôn giữ dáng giày (có kích thước to hơn một chút hoặc bằng với bàn chân) đặt vào mũi giày để nới rộng. Điều này giúp hạn chế đi giày bị đau ngón chân. Ngoài ra việc dùng khuôn còn giúp giữ được form dáng của giày.
- Dán băng dính vào ngón giữa và ngón áp út
Để phòng ngừa đi giày bị đau ngón chân, bạn có thể dán băng dính vào ngón giữa và ngón áp út. Biện pháp này có tác dụng cố định hai ngón chân, giảm áp lực dồn xuống bàn chân. Từ đó phòng ngừa đau ngón chân khi mang giày hiệu quả.
Dán băng dính vào ngón giữa và ngón áp út giúp cố định hai ngón chân, giảm áp lực dồn xuống bàn chân và hạn chế đauViệc sử dụng phấn rơm có thể mang đến nhiều lợi ích, bao gồm:
- Hạn chế mùi hôi của giàyHút ẩmGiảm độ cọ xát giữa chân và giàyHạn chế xước chân
Chính vì thế để hạn chế đau ngón chân khi đi giày, bạn nên rắc một ít phấn rơm vào giày, đặc biệt là những đôi giày mới mua.
Mặc dù khó tin nhưng việc sử dụng lăn khử mùi có thể giúp phòng ngừa đi giày bị đau ngón chân hiệu quả. Cụ thể những thành phần trong sản phẩm này có khả năng giảm ma sát giữa chân và mũi giày. Từ đó tránh đau ngón chân và tổn thương da chân.
Mang tất giúp làm giảm độ ma sát giữa các ngón chân và mũi giày khi di chuyển. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho bàn chân và giúp hạn chế cảm giác khó chịu, đau ngón chân khi đi giày.
Ngoài ra việc dùng tất kết hợp với máy sấy có thể giúp tăng kích thước giày, hạn chế đau ngón chân khi di chuyển và vận động. Cụ thể bạn dùng máy sấy để sấy nóng vào những khu vực khiến chân có cảm giác chật nhất. Tiếp đến mang tất dày và xỏ chân vào giày. Đợi đến khi phần sấy nguội là được.
Lưu ý:
- Chỉ sấy nóng với những đôi giày da thậtKhông nên dùng mức nhiệt cao nhất
Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân đi giày bị đau ngón chân, cách giảm đau và phòng ngừa. Nhìn chung tình trạng này không nghiêm trọng, có thể phòng ngừa và giảm đau bằng những biện pháp đơn giản. Tuy nhiên bạn cần tránh chủ quan để hạn chế trầy xước, phồng rộp và tróc da chân. Vì điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm trùng phát sinh và tiến triển.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=q4bUphBzhmc[/embed]